Bài đăng

Năm 2020: Những ngày không làm việc vẫn hưởng nguyên lương

Hầu hết người lao động (NLĐ) chỉ biết ngày lễ, Tết, ngày nghỉ phép năm được nghỉ làm và hưởng nguyên lương. Tuy nhiên, theo quy định, vẫn còn nhiều trường hợp khác NLĐ cũng được hưởng đặc quyền này. Cụ thể các trường hợp NLĐ không làm việc vẫn hưởng nguyên lương 2020 như sau: 1. Nghỉ giữa giờ: NLĐ làm việc liên tục được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc. Trường hợp làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc (điều 108 Bộ Luật Lao động 2012). 2. Nghỉ hàng tuần, mỗi tuần: NLĐ được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục (1 ngày). Trường hợp đặc biệt không thể nghỉ hàng tuần thì NLĐ được nghỉ bình quân ít nhất 4 ngày/tháng (khoản 1, điều 110 Bộ Luật Lao động 2012). 3. Nghỉ hàng năm: Người có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động (NSDLĐ) thì được nghỉ hàng năm: 12 ngày làm việc với người làm việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc với người làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi c

Mức đóng BHXH tối thiểu thay đổi như thế nào từ năm 2020?

Hình ảnh
Bạn đọc hỏi: Công ty tôi đang tính toán thay đổi mức lương tối thiểu vùng từ năm 2020. Vậy mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ thay đổi như thế nào? Về vấn đề này, theo BHXH Việt Nam, căn cứ Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/1/2020, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm từ 150.000 đồng đến 240.000 đồng so với mức áp dụng năm 2019. Với quy định này, mức đóng BHXH tổi thiểu của người lao động và đơn vị sử dụng lao động cũng có sự thay đổi. Cụ thể, mức thay đổi mức đóng BHXH tối thiểu thay đổi như sau: Đây là thông tin người lao động cần quan tâm để nếu đang làm việc ở vùng nào mà có mức đóng BHXH bắt buộc dưới mức tương ứng nêu trên thì cần đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh mức đóng đúng theo quy định. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm

Cách tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần?

Hình ảnh
Anh Trần Tuấn An (quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội) hỏi: Trước đây, tôi có làm việc và tham gia bảo hiểm xã hội tại một công ty được 5 năm. Tuy nhiên, hiện tôi đã nghỉ việc. Vậy tôi muốn hỏi, tôi có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần không và cách tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần như thế nào? >>> Bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2019: Chi tiết cách tính và mức hưởng  Vấn đề anh hỏi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay: Tại khoản 2, Điều 8, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, hoặc khoản 2, Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau: 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014. 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi. Tại khoản 4, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương bi

Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2020

Hình ảnh
Theo pháp luật hiện hành, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình được xác định dựa trên mức lương cơ sở. Vậy năm 2020, mức đóng này sẽ thay đổi thế nào khi lương cơ sở tăng? Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng BHYT của các thành viên hộ gia đình như sau:  Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;  Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;  Người thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;  Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất; -Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Đồng thời, Nghị quyết 86/2019/QH14 nêu rõ: Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng. Thời điểm thực hiện từ ngày 01/7/2020. Do đó, có thể xác định mức đóng BHYT hộ gia đình năm 2020 như sau: Mức đóng từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/6/2020 Thành viên hộ gia đình Mức đóng Người thứ 1 67.050 đồng/tháng Người thứ 2 46.935 đồng/tháng Người

Có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần 2?

Hình ảnh
Bạn đọc hoangvanhuy@gmail.com gửi thư về hỏi: "Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội được hơn 3 năm. Đầu năm 2018, tôi sinh con và bị thất nghiệp nên đã hưởng trợ cấp thất nghiệp lần 1. Đầu năm 2019, tôi có tiếp tục đi làm và đóng bảo hiểm xã hội đến nay được 6 tháng. Tuy nhiên, tôi hết hạn hợp đồng lao động và tôi chuẩn bị thất nghiệp. Vậy, thời gian đóng tiếp 6 tháng bảo hiểm xã hội, tôi có tiếp tục được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?" Trả lời: Vấn đề bạn hỏi, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thông tin như sau: Điều 49 Luật Việc làm quy định người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp: Người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; 2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấ

Đóng tiếp BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu mức 75%

Hình ảnh
Bà Nguyễn Thị Hoa (TP. Hải Phòng) năm nay 51 tuổi, đóng BHXH bắt buộc được 24 năm. Bà Hoa hỏi, bà muốn đóng BHXH tự nguyện thêm từ nay cho đến khi bà nghỉ hưu để đủ 30 năm BHXH và hưởng lương hưu mức 75% thì bà phải đóng BHXH như thế nào? Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau: Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, Khoản 1 Điều 9, Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, trường hợp bà Hoa không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì bà Hoa có thể tham gia BHXH tự nguyện theo các phương thức đóng:   - Hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng 1 lần, đóng 1 lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm (60 tháng) một lần, mức đóng bằng 22% mức thu nhập do bà Hoa lựa chọn làm căn cứ đóng (mức thu nhập hàng tháng do người tham gia lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 tháng lương cơ sở) với đại lý thu hoặc cơ q

Hiểu đúng về bảo hiểm thất nghiệp

Hình ảnh
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên hiện nay, không ít người lao động (NLĐ) chưa hiểu đúng về chính sách này. Để NLĐ hiểu thêm về BHTN cũng như điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN), ông Trần Xuân Hải, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm TP HCM, sẽ giải đáp những thắc mắc của NLĐ trong quá trình tham gia và hưởng TCTN. Cách đây 3 tháng, tôi ký hợp đồng làm việc với 3 công ty, một làm việc toàn thời gian và một làm việc bán thời gian. Xin hỏi tôi phải tham gia BHTN ở công ty nào cho đúng? Hoàng Trung Quân (quận 2, TP HCM) - Ông Trần Xuân Hải trả lời: Theo quy định, đối tượng tham gia BHTN bắt buộc là NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ đủ 3 tháng trong tất cả cơ quan, đơn vị (không phân biệt số lượn